-
Giỏ hàng của bạn trống!
Bu lông móng - những thông tin cơ bản cần nắm rõ
Bu lông móng còn được gọi với tên khác là bu lông neo. Đây là chi tiết quan trọng để cố định các kết cấu. Hãy cùng Thegioiocvit.com tìm hiểu những thông tin thú vị về bu lông móng trong bài viết dưới đây nhé!
Hình dạng bu lông móng
Bu lông móng có hình dạng phổ biến thường xuyên được sử dụng có thể kể tên như:
- Bu lông móng dạng chữ J;
- Bu lông móng dạng chữ L, LA, JA;
- Bu lông móng (Bu lông neo) dạng chữ V hay chữ U, I…
Thông số kỹ thuật của bu lông móng
Kích thước:
- Đường kính từ M12 – M36 hoặc có thể lên đến M56, M64,...;
- Chiều dài từ 200mm - 3000mm
Vật liệu chế tạo:
- Thép carbon;
- Thép hợp kim;
- Thép không rỉ.
Cấp bền:
- Cấp bền 3.6;
- Cấp bền 4.8;
- Cấp bền 5.6;
- Cấp bền 6.6;
- Cấp bền 6.8;
- Cấp bền 8.8;
- Cấp bền 10.9.
Với các công trình xây dựng cao tầng, đòi hỏi bu lông móng phải đạt cấp bền 8.8 trở lên và đường kính bu lông M36 mới có thể sử dụng. Riêng công trình nhà thép tiền chế thì quy cách được các nhà thầu sử dụng thường xuyên là Bu lông móng M22, M24, M27.
Tiêu chuẩn:
- JIS;
- DIN;
- TCVN;
- GB;...
Bu lông móng sử dụng làm gì?
Nhiệm vụ chính của Bu lông móng là dùng để cố định kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép. Được ứng dụng trong thi công nhà thép tiền chế, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, hệ thống điện,...
Và tùy vào từng dạng khác nhau của Bu lông neo sẽ được sử dụng/ứng dụng trong từng lĩnh vực với kỹ thuật khác nhau. Ví dụ:
- Bu lông móng kiểu chữ J dùng nhiều trong việc tạo liên kết trong đổ dầm bê tông,
- Bu lông móng J.A dùng để neo móng trụ đèn chiếu sáng, trụ cột trong các công trình xây dựng,
- Bu lông dạng chữ Y thông dụng trong việc thi công giàn giáo/cố định các thanh ngang dọc trong thi công công trình sắt thép.
Cấp bền của bu lông móng
Chúng ta cần hiểu các trị số: 4.6 - 5.6 - 6.6 - 8.8 là thể hiện cấp bền của bu lông móng. Cấp độ bền bu lông là khả năng chịu được các loại ngoại lực như lực kéo, lực nén, lực cắt, lực xiết,... Nó được thể hiện qua chỉ số giới hạn bền, giới hạn chảy.
Căn cứ vào trị số trên tính ra được lực kéo của bu lông móng như sau:
- Giới hạn bền danh nghĩa (MPa) = Số đầu nhân với 100
- Giới hạn chảy (MPa) = lấy số thứ hai chia cho 10 x giới hạn bền danh nghĩa (Mpa).
Từ công thức trên ta sẽ tính được như sau:
- Bu lông móng cấp bền 4.6: Giới hạn bền danh nghĩa: 4x100= 400MPa; Giới hạn chảy: (6:10) x 400 = 240 MPa
- Bu lông móng cấp bền 5.6: Giới hạn bền danh nghĩa: 5x100=500MPa; Giới hạn chảy: (6:10) x 500 = 300 MPa
- Bu lông móng cấp bền 6.6: Giới hạn bền danh nghĩa: 6x100= 600MPa; Giới hạn chảy: (6:10) x 600 = 360 MPa
- Bu lông móng cấp bền 8.8: Giới hạn bền danh nghĩa: 8x100= 800MPa; Giới hạn chảy: (8:10) x 800 = 640 MPa (Bu lông móng cường độ cao).
Bảng tra cấp độ bền của Bu lông móng
Dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916 - 1995 sau đây:
Chú thích bảng:
* Chỉ dùng cho đường kính ren d ≤ 16mm;
** Nếu không xác định giới hạn chảy σch, cho phép xác định giới hạn chảy quy ước σ02 ;
*** Cho phép tăng giới hạn trên đã quy định của độ cứng đến 300BH trong điều kiện vẫn đảm bảo những yêu cầu còn lại.
Việc nắm rõ các trị số từng loại cấp bền bu lông móng xây dựng sẽ thuận tiện cho người dùng khi lựa chọn bu lông sao cho phù hợp với từng ứng dụng liên kết khác nhau.
Bạn sẽ tìm thấy tất cả các loại bu lông móng cấp bền, bu lông móng cường độ cao tại Thegioiocvit.com. Hãy liên hệ ngay với Thegioiocvit.com để sở hữu sản phẩm bu lông móng chất lượng với giá cả tốt nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua bu lông móng, xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 082.629.2222
Địa chỉ: Số 1227 Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Thegioiocvit.com cam kết sẽ mang đến các sản phẩm bu lông móng đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, đáp ứng cho sự bền chắc cho công trình xây dựng của bạn.
Bình luận
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận